TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, GIÁ TRỊ CỐT LÕI, TRIẾT LÝ GIÁO DỤC

1. Tầm nhìn

Đến năm 2035, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trở thành đại học ứng dụng đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội nhập cao, đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu trong và ngoài nước, đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0, đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

2. Sứ mạng

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành cung cấp nguồn nhân lực có năng lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, hội nhập, có sức cạnh tranh cao trong thị trường lao động trong và ngoài nước thông qua hoạt động đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, và phục vụ cộng đồng, xã hội dựa trên liên minh chiến lược gắn kết với các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu.

3. Giá trị cốt lõi:

  • Đoàn kết (một tập thể thống nhất hoạt động vì mục tiêu chung)
  • Hội nhập (với chuẩn trong nước, khu vực, và thế giới);
  • Năng động (trong học tập, nghiên cứu, và làm việc);
  • Trí tuệ (với tâm trong, trí sáng, xử trí mọi vấn đề thông minh);
  • Trách nhiệm (với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội, và quốc tế).

4. Triết lý giáo dục: “Thực học –Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp

Nhà trường theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, từ đó nêu ra triết lý giáo dục của trường là “Thực học – Thực hành – Thực danh – Thực nghiệp”. Nhà trường tin rằng: “Người học hình thành năng lực thông qua môi trường học thuật được tạo lập và gắn kết với doanh nghiệp trong các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phục vụ cộng đồng. Việc trải nghiệm trong môi trường thực tiễn giúp người học khám phá kiến thức, phát triển kỹ năng, định hướng tương lai, hình thành mong muốn đóng góp cho cộng đồng và tạo dựng uy tín cá nhân bằng sự chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp”.

5. Định hướng phát triển

Quản trị:

  • Đổi mới quản trị Nhà trường theo hướng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

  • Phát triển nguồn nhân lực đảm bảo năng lực đáp ứng theo vị trí việc làm, tạo thế cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

  • Quản trị tài chính hiệu quả và bền vững, phù hợp với tự chủ đại học.

  • Hiện đại hóa cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển Nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.

Quốc tế hóa:

  • Tạo môi trường thúc đẩy các hoạt động hội nhập quốc tế tại Trường.

  • Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong toàn Trường.

  • Nâng cao uy tính/hình ảnh Nhà trường trong cộng đồng quốc tế.

Đảm bảo chất lượng:

  • Cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tổng thể.

  • Nghiên cứu nội bộ nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định về đảm bảo chất lượng dựa trên dữ liệu.

  • Kiểm định chất lượng giáo dục đạt chuẩn theo các Bộ tiêu chuẩn trong nước, khu vực.

  • Khẳng định vị thế của Nhà trường trong nước, khu vực, quốc tế thông qua hoạt động gắn sao và xếp hạng.

Đào tạo: 

  • Hoàn thiện chính sách và các văn bản đào tạo đảm bảo tính tự chủ về hoạt động học thuật.

  • Phát triển quy mô đào tạo phù hợp với định hướng phát triển Trường.

  • Các chương trình đào tạo được thiết kế, triển khai theo hướng phát triển năng lwujc dựa trên OBE; đáp ứng chuẩn quốc tế.

  • Nâng cao chất lượng dạy và học đảm bảo hướng đến đạt chuẩn đầu ra.

  • Nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo thông qua đánh giá và đối sánh các chỉ số cốt lõi;

Nghiên cứu khoa học: 

  • Phát triển và đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ theo định hướng nghiên cứu ứng dụng để nâng cao chất lượng đào tạo; chuyển giao công nghệ và phục vụ cộng đồng; đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số, nâng cao vị thế khoa học của Trường trong và ngoài nước.

Người học và phục vụ cộng đồng:

  • Nuôi dưỡng môi trường học thuật, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho người học

  • Nâng cao hiệu quả các chương trình triển khai, lan tỏa những tác động tích cực, thúc đẩy các giá trị hữu ích nhằm góp phần giải quyết một cách thiết thực các vấn đề thực tiễn của xã hội thông qua các hoạt động kết nối, phục vụ cộng đồng.

Call Now